Đu đủ vốn là loại trái cây bổ dưỡng và cung cấp nhiều vitamin. Tuy nhiên đu đủ khi xanh và đu đủ đã chín sẽ có một số tác dụng khác nhau mà bạn nên lưu ý, nhất là đối với bà bầu lại cần để tâm hơn về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra cho các mẹ là “bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không”. Vậy câu trả lời là gì và cần lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin liên quan nhé.
Mục Lục
1. Đu đủ đem lại dinh dưỡng như thế nào
Đu đủ và hầu hết các loại trái cây đều chứa những hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Hàm lượng dinh dưỡng trong đu đủ có thể kể đến như:
+ Khoảng 62mg vitamin A, C
+ Tiền chất của vitamin A( beta carotene)
+ Vitamin C, B1, B2
+ Các acid gây men
+ Một số khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ
Hàm lượng beta – carotene có nhiều trong đu đủ chín, có chức năng chống oxy hóa mạnh để tăng sức đề kháng của cơ thể và có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh.
Chính vì vậy, đu đủ cung cấp khá nhiều dưỡng chất cho cơ thể con người.
2. Tác dụng của đu đủ đối với phụ nữ đang mang bầu
Khi mang bầu, phụ nữ có thể ăn đu đủ chín bởi nó có rất nhiều tác dụng như
– Giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa hơn, cải thiện tình trạng táo bón
– Giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ: tiền chất vitamin A sau khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp người mẹ có sức đề kháng chống lại một số bệnh trong quá trình mang bầu
– Cung cấp rất nhiều loại vitamin: Với hàm lượng các chất vitamin kể trên thì không khó hiểu khi người ăn đu đủ sẽ được cung cấp các loại vitamin đa dạng. Vitamin A rất tốt cho mắt, da mặt, tóc; vitamin B1 giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi; vitamin B2 giúp thai nhi trong bụng mẹ phát triển chiều cao, thị giác và hệ thần kinh.
– Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: đu đủ giúp gia tăng mức độ hemoglobin để việc hấp thụ oxy dễ dàng hơn cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu ở các mẹ bầu
– Ngăn ngừa chứng chuột rút: hàm lượng kali có trong đu đủ chín sẽ giúp các mẹ cải thiện tình trạng này
– Bảo vệ răng miệng: bà bầu thường gặp phải các hiện tượng như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng…bởi các hormone bị thay đổi trong quá trình mang thai. Vì vậy ăn đu đủ cũng là cách bảo vệ răng miệng tốt hơn cho các mẹ bầu.
3. Tác hại của đu đủ xanh đối với bà bầu
Cùng là đu đủ nhưng tác dụng khi ăn quả đã chín và quả còn xanh là khác nhau. Để trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không thì câu trả lời là tuyệt đối không nhé.
– Trong nhựa đu đủ xanh có chất mủ latex. Đây là chất hỗn hợp bao gồm papain, endopeptidases và chymopapain. Papain gây ra tình trạng co thắt tử cung. Ngoài ra còn có thể xuất hiện phù và xuất huyết nhau thai. Bởi papain khi vào cơ thể sẽ làm yếu các màng bọc có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thai. Chất này còn kìm hãm sự phát triển của các tế bào và mô thai. Điều này vô cùng nguy hiểm cho thai nhi và rất dễ dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Dù được nấu chín thì chất này cũng không được khử sạch hoàn toàn.
– Bên cạnh đó, chymopapain còn là chất có thể gây quái thai. Vì vậy để bảo vệ thai nhi, bà bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh, kể cả khi đã nấu chín
Dù trong quá trình mang thai hay khi các mẹ có ý định mang thai thì cũng không nên ăn đu đủ xanh để đảm bảo an toàn hiệu quả nhất nhé.
Đặc biệt là những thai phụ được bác sĩ chẩn đoán là dễ sảy thai hoặc những bà bầu đang ở giai đoạn cuối thai kỳ, sắp sinh nở thì càng tuyệt đối tránh xa.
– Các mẹ bầu càng không nên ăn hạt đu đủ vì trong đó có chứa chất độc carpine. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn mạch đập, suy nhược tế bào thần kinh.
Chính vì những tác hại trên, dù trong đu đủ có rất nhiều vitamin A, B1,B2…, các loại dưỡng chất như kali, kẽm, magie, canxi… thì bà bầu vẫn không nên ăn đu đủ xanh nấu chín.
3. Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn đu đủ
Không thể tránh khỏi trường hợp các mẹ bầu không biết mà lỡ ăn đu đủ xanh. Tuy nhiên, nếu ăn không quá nhiều và kịp thời phát hiện thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Điều cần nhất là nên đến các phòng khám để siêu âm xem thai nhi có bất thường không và có phương pháp xử lý kịp thời.
Mẹ bầu khi bị tiêu chảy, đi ngoài không nên ăn đu đủ chín. Quả chỉ có tác dụng giảm tình trạng táo bón nên nếu mẹ bị đi ngoài thì kết quả mang lại sẽ trái ngược hoàn toàn.
Nếu bạn để đu đủ trong tủ lạnh thì sau khi lấy ra 15 – 20 phút thì mới nên ăn
Chỉ ăn đu đủ khoảng 2, 3 lần/ tuần đối với những thai phụ có lượng đường trong máu cao.
Kết luận
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng. Chị em phụ nữ và người nhà nên tìm hiểu những thứ nên ăn và không không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu rõ bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không để điều chỉnh thực đơn hằng ngày cho mẹ bầu nhé. Chúc các mẹ có sức khỏe và tinh thần tốt nhất để sẵn sàng cho việc sinh đẻ.