“R&D là làm gì?”, có lẽ đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đội ngũ R&D giúp tăng năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây cũng được coi là bộ phận quan trọng nhằm phát triển và nghiên cứu ra sản phẩm mới. bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về R&D nhé!
Mục Lục
Giải đáp “R&D là làm gì?”
“R&D là làm gì?”. R&D – Research and Development là bộ phận chuyên nghiên cứu, phát triển sản phẩm kinh doanh.
Công việc chính là:
- Tiến hành đầu tư
- Nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn để đem đến những sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng
Quá trình nghiên cứu và phát triển này với mục đích khám phá ra xu hướng mới của xã hội để từ đó cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng ngày một tốt hơn.
Nhìn chung, hoạt động, vai trò của R&D cực kỳ quan trọng với nhiều công ty, doanh nghiệp. Do đó, đây là ngành khá hot được nhiều bạn trẻ hướng đến. Đặc biệt, với những tập đoàn lớn, họ còn thành lập một bộ phận R&D chuyên biệt để nghiên cứu thị trường, sản phẩm.
Những kỹ năng mà một người R&D phải có
Với bất kỳ ngành, nghề gì cũng yêu cầu những kỹ năng khác nhau nhằm đảm bảo, đáp ứng công việc một cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Những người R&D không làm việc độc lập mà luôn hoạt động theo đội, nhóm để có thể cùng nhau tìm hiểu, phát triển về sản phẩm một cách tốt nhất. Không những vậy, những người này còn phải tự tin để giao tiếp với khách hàng hay đơn giản là có những buổi báo cáo với leader team.
Khả năng tự tin giao tiếp luôn được chú trọng bởi không chỉ với ngành nghề này mà bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy, không ngừng tiếp thu, học hỏi,….
Kiến thức chuyên môn
Một nhân viên R&D có nhiệm vụ tương đương với kỹ sư hay chuyên gia. Bởi đặc thù công việc của họ chính là phân tích, đánh giá thị trường nhằm mang đến những hướng giải pháp hiệu quả cho sản phẩm. vì vậy, công việc này đòi hỏi chuyên môn phải thật vững để tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.
Tinh thần, trách nhiệm cao
Đây là công việc nghiên cứu và phát triển luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ nên nhân viên R&D phải có khả năng chịu được áp lực, căng thẳng, luôn đáp ứng kịp deadline từ cấp trên bàn giao xuống.
Mô tả sơ lược về công việc của R&D
Product R&D
Mục đích của công việc này chính là tạo ra những sản phẩm mới có tính đột phá, nổi trội về thiết kế, công dụng, tính năng,…
Ví dụ: Mirinda ra mắt sản phẩm nước uống mirinda vị soda kem,… Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong công ty chính là việc nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Technology R&D
Công việc này nhằm tạo ra những công nghệ mới để ứng dụng vào những sản phẩm cũ, ứng dụng sản phẩm mới có chất lượng nổi trội, giá thành hợp lý hơn.
Công việc này còn bao gồm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu bí quyết công nghệ của các đối thủ để có thể học hoặc dựa theo đó để phát triển nền tảng công nghệ mới cho sản phẩm của mình.

Packaging R&D
Đối với ngành sản xuất, công nghệ thực phẩm, việc tạo nên những mẫu mã, bao bì đẹp cũng đóng vai trò quan trọng bởi đây chính là điểm thu hút, gây sức hấp dẫn đầu tiên với khách hàng.
Bộ phận R&D lúc này sẽ đảm nhận vai trò sáng tạo những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới để đưa ra những hình ảnh, phương thức đóng bao bì tối ưu cho sản phẩm của mình.
Hoạt động này cũng sẽ giúp tăng lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp đáng kể. Đôi khi khách hàng mua chỉ đơn giản vì bao bì đẹp, màu sắc bắt mắt hoặc đôi khi là có hình ảnh của thần tượng mình trên đó. Việc nhờ các idol làm đại sứ quảng cáo chính là hình thức marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay.
Process R&D
Hoạt động này chính là nghiên cứu, phát triển các phần mềm nhằm cải tiến, phát triển quy trình vận hành cho máy mọc cũng như cho sản phẩm.
Những nhân viên ở bộ phận này sẽ nghiên cứu và sáng tạo để góp phần tạo nên tiềm năng, năng suất cho sản phẩm. Bên cạnh đó, đây cũng được coi là quy trình quan trọng khi quyết định đến sự thành, bại của dịch vụ, sản phẩm của công ty.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn giải đáp “R&D là làm gì?”. Nhìn chung, đây là những người có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp nhằm mang đến nguồn thu dồi dào, phát triển. Bên cạnh đó, bài viết cũng gửi đến bạn các kỹ năng mà một người R&D phải có trong quá trình làm việc của mình. Với bất kỳ ngành nghề nào, việc có cho mình những kỹ năng cơ bản cũng cực kỳ quan trọng. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu về R&D nhé!