Trong hoạt động kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu cực kỳ quan trọng. Vậy cụm từ “Thị trường mục tiêu là gì?” có lẽ chưa được nhiều người hiểu một cách chính xác, rõ nghĩa. Nhìn chung, một doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu về tệp khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến. Sau đó “vạch” ra những chiến lược, kế hoạch sao cho phù hợp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về thị trường mục tiêu cũng như vai trò của việc xác định này nhé!
Mục Lục
Định nghĩa về thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu có thể hiểu là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và đưa ram cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời thực hiện mục tiêu của mình.
Thông qua việc xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp bạn sẽ biết đâu là thị trường phù hợp nhất, tiềm năng nhất cho hiệu quả kinh doanh của mình.
Thị trường mục tiêu cũng sẽ bao gồm những nhóm người tiêu dùng cụ thể mà doanh nghiệp đang định hướng và nỗ lực thực hiện các chiến dịch marketing nhằm đáp ứng cung – cầu. Thông thường, nhóm người tiêu dùng tiềm năng sẽ dựa theo yếu tố nhân khẩu học, hành vi mua sắm, đặc điểm, lối sống,…
Việc lựa chọn, xác định thị trường mục tiêu cực kỳ quan trọng bởi nó cho phép công ty hướng nguồn lực của mình đến những vị khách hàng tiềm năng, sau đó biến họ thành những vị khách mang đến lợi nhuận, doanh thu.
Hiểu thế nào về xác định thị trường mục tiêu?
Nói một cách dễ hiểu, không phải tất cả các sản phẩm bán ra thị trường đều hướng đến mọi đối tượng khách hàng, Do đó, việc của mỗi doanh nghiệp là phải khoanh vùng đối tượng của mình một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhằm gia tăng lượt biết đến, tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm để mua.
Xác định thị trường mục tiêu sẽ bao gồm các hoạt động như:
- Lên ý tưởng về sản phẩm
- Thấu hiểu nhu cầu, mong muốn, sự kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm
- Nghiên cứu đối tượng, mục tiêu
- Phân tích điểm mạnh yếu sản phẩm của mình và so sánh với các sản phẩm của đối thủ
- Tiếp thị mục tiêu sẽ tiến hành xoay quanh, triển khai về các kỹ thuật tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, mở rộng mô hình kinh doanh.
Xác định thị trường mục tiêu có vai trò như thế nào?
Khi tiến hành hoạt động, lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích như sau:
- Giúp doanh nghiệp hiểu về mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
- Chi phí cho hoạt động Marketing “tiêu” một cách hợp lý, biết đâu là kế hoạch tốt để tiếp tục triển khai và đâu là kế hoạch chưa tốt để sửa đổi, bổ sung.
- Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh, Marketing cho doanh nghiệp.
- Góp phần nâng cao hiệu quả, hoạt động, hành vi của người dùng và thị trường.
3 công cụ xúc tiến Marketing bạn nhất định phải biết
Dưới đây là các công cụ xúc tiến Marketing mà doanh nghiệp bạn nên áp dụng ngay hôm nay để phát triển toàn diện:
Quảng cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ xúc tiến Marketing hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Thông qua truyền thông, bạn sẽ gián tiếp quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình.
Bạn có thể sử dụng đa phương tiện truyền thông khác nhau để phục vụ cho nhu cầu quảng bá sản phẩm như:
Quảng cáo qua truyền hình: Truyền hình từ lâu đã là phương tiện quảng cáo hiện đại, uy tín, độ phủ sóng cao. Các thông điệp quảng cáo được phép lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều khung giờ phát sóng khác nhau. Doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhà đài để phát sóng khung giờ mong muốn. Khung giờ phát sóng cũng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hay ít.
Quảng cáo qua nền tảng mạng xã hội: Việc tận dụng các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp bạn đưa sản phẩm của mình đến gần khách hàng hơn. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên mạng xã hội khác khá nhiều so với truyền hình. Bạn phải lên ý tưởng cho các nhóm, chiến dịch, target để tìm được tệp khách hàng.
Để có thể chạy ads thành công, tối ưu ngân sách trên các nền tảng mạng xã hội. Bạn nên thực hiện phương pháp test A/B. Việc A/B Test sẽ giúp bạn xác định được target nào là chính xác, phù hợp. Từ đó sẽ dồn phần lớn ngân sách cho ads đó và giải đều ngân sách cho các chiến dịch khác.
Khuyến mại
Khuyến mại được đánh giá là công cụ xúc tiến Marketing nhằm thúc đẩy, khích lệ người mua hàng trong khoảng thời gian ngắn. Việc tạo ra các voucher khuyến mãi, chương trình tri ân sẽ mang đến tâm lý tận dụng mua để được ưu đãi, giá hời.
Trên thực tế, để chương trình khuyến mại hiệu quả, bạn nên áp dụng các yếu tố như:
- Sử dụng voucher giảm giá, tặng hàng đi kèm, dùng thử khi mua hàng với giá trị từ …..
- Khuyến mại, ưu đãi cho hệ thống, đại lý phân phối. Hình thức này sẽ được áp dụng khi mua hàng offline, được hỗ trợ trưng bày, tặng quà theo số lượng, sản phẩm,…
- Ngoài ra, việc tạo ra những đợt Flash Sale hàng tháng giúp thuận mua vừa bán. Người bán sẽ nhận được hàng ngàn đơn đặt hàng, giúp gia tăng doanh thu. Người mua thích thú khi mua được món đồ yêu thích với giá hời.
Marketing trực tiếp
Việc marketing trực tiếp giúp doanh nghiệp nhận được sự phản hồi của khách hàng tức thì. Dưới đây là các hình thức bạn có thể tham khảo:
- Quảng cáo đáp ứng trực tiếp: Đây là hình thức quảng cáo hướng đến tệp khách hàng đã xác định từ trước thông qua khảo sát, đánh giá,…
- Sử dụng Email Marketing, SMS
- Marketing online gồm M-commerce và E-commerce
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn về “Thị trường mục tiêu là gì?” Đồng thời cũng giúp bạn hiểu hơn về vai trò của việc xác định mục tiêu trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài viết có gửi đến bạn 3 công cụ xúc tiến Marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không được bỏ qua. Hy vọng, qua bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình nhé!